CON ÐƯỜNG TÂN DỰ TÒNG Từ cuối tháng 6-2002 vừa qua, một giai đoạn mới đã được mở ra đối với hằng trăm ngàn tín hữu trên thế giới, tham gia các sinh hoạt và chương trình Huấn luyện của một "Phong Trào" gọi là "Con đường Tân Dự Tòng", đó là: 38 năm sau khi thành lập, Con đường này được Tòa Thánh chính thức nhìn nhận và phê chuẩn qui chế. NGUỒN GỐC Con đường Tân Dự Tòng do Ông Kiko Arguello, một họa sĩ người Tây Ban Nha thành lập năm 1964 tại thủ đô Madrid, với sự cộng tác của cô Carmen Hernandez, cử nhân vật lý và thần học. Arguello vốn thuộc loại người phản chứng trong thập niên 1960, xuất thân từ một gia đình trưởng giả và công giáo, học mỹ thuật tại Madrid, từ bỏ Giáo Hội và sẵn sàng theo chủ thuyết vô thần. Arguello, 24 tuổi, đã từng được một giải thưởng toàn quốc về hội họa. Mặc dù thành công trên con đường sự nghiệp, chàng không cảm thấy hạnh phúc. Arguello kể lại: Một hôm, Arguello vào phòng và bắt đầu kêu lên cùng Thiên Chúa: Từ kinh nghiệm bản thân ấy, Kiko Arguello đã tiến dần tới việc giúp những người nghèo khác trong khu xóm tồi tàn ở Madrid tìm được Chúa và sống Tin Mừng của Ngài. Tay cầm Kinh Thánh, Kiko hát những bài thánh ca Tin Mừng và những bài ca do anh sáng tác cho dân ngoài. Kiko kể lại: Quả thực Kitô xác tín rằng người nghèo mang nơi mình mầu nhiệm Chúa Kitô chịu đóng đanh, Ðấng gánh tội trần gian. Dân chúng trong khu xóm nghèo ấy bắt đầu tìm đến túp lều của Kikô để hỏi tại sao anh ở đó. Kikô buộc lòng phải trả lời về lý do tại sao anh hy vọng, và nó về Thiên Chúa, và thế là anh trở thành sự hiện diện tôn giáo và một điểm tham chiếu cho dân chúng. Nhưng những người ấy vốn mù chữ, một nửa là vô thần, rất cụ thể, và không cởi mở đối với những ý tưởng trừu tượng. Làm sao giúp họ gặp Chúa Giêsu Kitô. Kiko nói: Một nhóm người tụ tập vào buổi hoàng hôn trước túp lều của Kikô và hỏi lý do tại sao họ phải chịu đau khổ, và Chúa Giêsu là ai: những người ấy chưa bao giờ được nghe Lời Chúa và nay họ đón nhận với niềm vui mừng sâu xa và chân thành. Một lần kia, Kiko được mời nói về Chúa Giêsu trong một hầm rượu cho một nhóm dân nghèo trong khu phố. Vừa khi nói được vài lời, một người đàn bà ngắt lời Kiko và nói: Sáng hôm đó, Kiko vốn lo lắng không biết phải nói với dân nghèo ấy như thế nào, anh đã đọc sách Tông Ðồ công vụ để xem Giáo Hội sơ khải giảng như thế nào. Anh đọc đến đoạn kể lại quan Festus viết cho Vua Agrippa về cuộc gặp vỡ với một tù nhân tên là Phaolô và điều duy nhất mà ông hiểu là Phaolô nói về "một người đã chết, tên là Giêsu, nói mình còn sống". Nòng cốt lời giảng nguyên thủy không phải là giảng dạy luân lý, nhưng chính là câu trả lời cho thắc mắc của người đàn bà. Chúa Giêsu đến để "nhờ cái chết của ngài mà phá hủy thần chết là sự ác, và giải thoát tất cả những người vì sợ chết mà phải tùng phục làm nô lệ suốt đời" (Do thái 2,14). Chúa Kitô, chiến thắng sự chết, nhờ Thánh Linh, mang lại cho con người khả năng được chia sẻ chiến thắng của Ngài, yêu thương vượt lên sự chết, và thương yêu cả kẻ thù. HIỆN NAY Hiện nay Con đường Tân Dự Tòng có 16.700 cộng đoàn, mỗi cộng đoàn từ 30 đến 50 thành viên, tại hơn 5 ngàn giáo xứ ở 880 giáo phận, thuộc 105 quốc gia. Có hơn 8 ngàn cộng đoàn ở Âu Châu, 7.300 tại Mỹ châu, 800 tại Á và Úc châu, sau cùng là 600 cộng đoàn tại Phi châu. Ngoài ra, có 46 đại chủng viện "Redemptoris Mater" (Mẹ Ðấng Cứu Thế) thuộc Con đường này ở các nơi trên thế giới, đào tạo 1.500 chủng sinh thành những LM hoạt động theo linh đạo của Con đường Tân dự tòng. Cho đến nay đã có 731 linh mục xuất thân từ các chủng viện đó. Ngoài ra có 4 ngàn thiếu nữ thuộc các Cộng đoàn Con đường Tân Dự Tòng đã chọn đời sống tu trì. Không thiếu những thành viên thuộc Con đường Tân Dự Tòng hăng hái từ bỏ cuộc sống an nhàn ở địa phương, cùng với toàn gia đình ra đi sống và làm chứng tá tại những môi trường nghèo hoặc xa rời Kitô giáo tại những nước xa xăm. Chẳng hạn Nhật báo L'Informazione (Thông Tin), số ra ngày 21 tháng 4 năm 1995 ở Roma có đăng một bài ngắn với tựa đề: Ông Gigi 45 tuổi và bà Bertilla Lanzani 43 tuổi là một đôi vợ chồng người Italia, từ năm 1979 dấn thân trong "Con đường Tân Dự Tòng" và từ năm 1984, họ thuộc nhóm các gia đình thừa sai lưu động. Họ có một căn nhà nhỏ ở đường Fontana Candida thuộc khu vực Casilina ở Roma với 10 người con. Gigi trước kia đã từng ở chủng viện vài năm, nhưng sau đó giữa cơn lốc nổi loạn của giới trẻ hồi năm 1968, chàng rời bỏ chủng viện. Anh làm việc tại siêu thị Standa và lập gia đình. Nhưng người vợ đầu tiên của anh đã qua đời sau khi sinh đứa con trai tên là Stefano, ngày nay đã 18 tuổi. Còn bà Bertilla đã từng là một nữ tập sinh, nhưng sau đó đã trở về thế gian sau khi gặp một cơn khủng hoảng trong tu viện. Bertilla tiếp xúc với Phong trào Con đường Tân Dự Tòng lần đầu tiên vào năm 1972. Bertilla và Gigi quen nhau trong Phong trào này và thành hôn hồi tháng giêng năm 1981 tại Padova bắc Italia. Chỉ hai năm sau đó, họ từ bỏ tất cả công ăn việc làm và dẫn 4 đứa con nhỏ, dấn thân vào sứ mạng truyền giáo tại thị trấn Stigliano, thuộc miền Basilicata, nam Italia. Tại đây, họ sống bằng sự giúp đỡ của dân chúng và thi hành công tác dạy giáo lý trong vòng 5 năm trời, một kinh nghiệm rất đẹp mà họ nhớ mãi. Cuối năm 1986, đôi vợ chồng Lanzani ra đi về một nhiệm sở khác, đó là Philippines cùng với 6 mgười con. Cùng với khí hậu ẩm và nóng, ông bà Lanzani còn đối đầu với sự đau khổ của dân nghèo tại Manila, nơi có hơn 80 ngàn trẻ em bụi đời, sống bằng nghề bán khăn tay trên đường phố hoặc bới rác để mưu sinh. Tại đây, ông bà Lanzani làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ các gia đình nghèo đó. Nhiều đôi vợ chồng cảm động vì Lời Chúa và chứng từ của ông bà Lanzani nên đã làm hòa với nhau. Một người khác từ bỏ ý định tự tử. Sau gần 3 năm tại Philippines, ông bà Lanzani chuyển sang Camerun bên Phi châu. Họ sống một năm trong sự bấp bênh cùng cực, nhưng cả hai đều cảm thấy hạnh phúc rất nhiều trong tâm hồn. Rồi họ trở lại Philippines với tất cả đoàn con 10 đứa. Bà Bertilla nói rằng: Ông Gigi nói với phái viên báo L'Informazione:
CHỐNG ÐỐI Trong những năm qua, tại một số giáo phận, một vài GM và cha sở than phiền rằng chương trình huấn luyện dài 10 năm của Con đường Tân dự tòng và các buổi phụng vụ của phong trào này gây chia rẽ trong giáo xứ hoặc loại trừ những giáo dân muốn dự các buổi lễ đó nhưng không gia nhập Con đường này. Thậm chí nhiều người cho Con đường này là "giáo phái" và "rối đạo", và một số GM cấm không cho Con đường này hoạt động trong giáo phận của mình, ví dụ giáo phận Palm Beach bang Florida, và tổng giáo phận Milwaukee bang Michigan ở Hoa Kỳ (các GM hai giáo phận này mới đây đã phải từ chức vì những vụ xì căng đang lạm dụng tính dục ở Mỹ); giáo phận Brighton bên Anh quốc. Giới lãnh đạo Con đường Tân Dự Tòng hy vọng các vị Giám Mục mới của hai giáo phận nói trên ở Mỹ sẽ thu hồi lệnh cấm Con Ðường Tân Dự Tòng. Tuy nhiên cũng có đông đảo các HY, GM và HÐGM trên thế giới xin ÐTC nhìn nhận và phê chuẩn qui chế của Con Ðường này, đứng trước những thành quả thiêng liêng do phương pháp này mang lại cho các tín hữu. Sau 5 năm soạn thảo, Qui chế Con đường Tân dự tòng đã được hoàn thành và được Hội đồng Tòa thánh về giáo dân phê chuẩn. Qui chế qui định rằng "Công việc của Con đường Tân Dự tòng phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ðức GM giáo phận, cùng với các vị lãnh của nhóm ở địa phương, phù hợp với "Chỉ nam về Huấn giáo của Con đường Tân Dự Tòng". PHÊ CHUẨN QUI CHẾ CỦA CON ÐƯỜNG TÂN DỰ TÒNG Lễ nghi chính thức phê chuẩn và trao Qui Chế của Con đường Tân Dự Tòng đã được cử hành lúc 11 giờ sáng ngày 28-6-2002 tại phòng khánh tiết của Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân. Ðây là lần đầu tiên Tòa Thánh long trọng phê chuẩn Qui Chế của một "Phong trào". Hiện diện tại buổi lễ này, ngoài ÐHY Chủ tịch James Stafford, còn có các chức sắc của Hội đồng này, Ông Kiko Arguello, cô Carmen Hernandez, cha Mario Pezzi, thuộc Hội đồng trung ương và khoảng 50 thủ lãnh giáo lý viên thuộc Con đường Tân Dự tòng đến từ nhiều nước trên thế giới. Buổi lễ được mở đầu và kết thúc với những bài thánh ca với tiếng đàn Guitar phụ họa của ông Kiko Arguello. Phát biểu trong dịp này, ÐHY Stafford nói: ÐHY nói thêm rằng: Về phần Ông Kiko Arguello, lên tiếng trong buổi lễ, Ông cám ơn Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân vì đã phê chuẩn qui chế, và ông hy vọng văn kiện này sẽ giúp đánh tan những hiểu lầm và thành kiến đối với Con đường Tân dự tòng. Ông cũng nhấn mạnh rằng "Qui chế nhìn nhận Con Ðường này như một chương trình huấn luyện Công Giáo, phục vụ các Giám Mục, chứ không phải là một Phong trào, một hội đoàn giáo dân hay một dòng tu". Ông Kikô nhắc lại sự kiện "trong 3 thế kỷ đầu, Giáo Hội sơ khai đã có một chương trình dự tòng rất nghiêm túc: trước khi được rửa tội, các dự tòng phải chứng tỏ mình đã có đức tin, đã có trong mình sự sống vĩnh cửu vì đã thực hiện những công việc mang lại sự sống, những công việc chứng tỏ rằng có Chúa Kitô phục sinh hiện diện nơi họ, chứng tỏ họ đã lãnh nhận ơn bản tính thần linh nhờ Chúa Thánh Linh. Các Kitô hữu ấy được tháp nhập vào những cộng đoàn sống động, họ không có bàn thờ, cũng chẳng có các linh mục, họ tụ hợp nhau trong nhà tư, nhưng rồi họ đã hoán cải toàn đế quốc La Mã. Ngày nay, đứng trước sự hoàn vũ hóa, trào lưu vô thần, sự bỏ đạo của Âu châu, ÐTC Gioan Phaolô II nói rằng cần phải trở về với kiểu mẫu nguyên thủy. Ðối với chúng tôi, chỉ có một điều quan trọng: làm sao để có một con người mới, con người thiêng liêng, trong một tiến trình huấn luyện nghiêm túc theo tinh thần Kitô giáo. Kitô hữu không phải chỉ là người đi lễ chúa nhật ở nhà thờ. Ðể thực hiện công trình truyền giáo mới, cần có những người nam nữ, - như thánh Phaolô đã nói - mang trong thân xác họ cái chết của Chúa Giêsu, để người ta thấy được nơi thân thể họ Chúa Kitô đang sống, làm sao để khi Kitô hữu chết, "thế giới nhận được sự sống". Qui chế gồm 35 điều khoản, gộp trong 6 thiên và dài gần 23 trang, đã được soạn thảo với những cuộc thảo luận với các thủ lãnh của Con Ðường Tân Dự Tòng và tham khảo ý kiến các GM trên thế giới. Qui chế có mục đích điều sinh hoạt của Con đường Tân Dự Tòng và sự hội nhập của Con đường này vào đời sống của Giáo Hội, đồng thời giúp tất cả các vị mục tử của Giáo Hội trong sự tháp tùng và giám sát các cộng đoàn Con đường Tân dự tòng. Thông cáo của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân loan báo việc phê chuẩn Qui chế này gọi đây là một biến cố quan trọng về mặt Giáo Hội, vì Con đường Tân dự tòng, được thành lập tại Tây Ban Nha năm 1964 nay đã phổ biến tại hơn 100 nước trên thế giới. Trong đà canh tân do Công đồng chung Vatican 2 tạo nên, Con đường này phục vụ các GM giáo phận và các cha sở như một phương thức giúp các tín hữu tái khám phá bí tích rửa tội, và là một chương trình giáo dục trường kỳ về đức tin được đề nghị cho những tín hữu muốn khơi dậy trong cuộc sống sự phong phú của các bí tích khai tâm Kitô giáo. Qui chế được phê chuẩn với giá trị trong vòng 5 năm, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc sống của Con đường Tân Dự tòng, và Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân sẽ tiếp tục quan tâm tháp tùng tổ chức này trong tương lai. Qui chế xác định "Công việc của Con đường Tân Dự tòng phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ðức GM giáo phận, cùng với các vị lãnh đạo của nhóm ở địa phương, phù hợp với "Chỉ nam về Huấn giáo của Con đường Tân Dự Tòng". Những người khởi xướng Con Ðường Tân Dự Tòng, Kiko Arguello, Carmen Hernandez và cha Mario Pezzi sẽ là những người phụ trách trọn đời về Con đường này. Sau khi họ qua đời, một ê-kíp phụ trách sẽ được một hội đồng gồm 100 thành viên bầu lên, những người này cũng được bổ nhiệm trọn đời. SẮC LỆNH PHÊ CHUẨN Dưới đây là nguyên văn Sắc Lệnh của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân: "Con đường Tân dự tòng khởi đầu năm 1964 trong khu phố tồi tàn Palomeras Altas, ở thủ đô Madrid, do công trình của Ông Francisco (Kiko) Arguello và của cô Carmen Hernandez. Cả hai sống chung với người nghèo và do lời xin của họ, Ông Arguello và cô Hernandez đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho họ. Với thời gian qua đi, việc huấn giáo này được cụ thể hóa thành một chương trình huấn giáo tổng hợp, dựa trên 3 trục "Lời Chúa - Phụng Vụ - và Cộng Ðồng", tìm cách dẫn đưa con người tới cuộc sống hiệp thông huynh đệ và một đức tin trưởng thành. "Kinh nghiệm mới mẻ này về việc huấn giáo, phát sinh trong đà canh tân do Công đồng chung Vatican 2 khởi xướng, đã được Ðức Cha Casimiro Morcillo, TGM giáo phận Madrid, rất quan tâm và khuyến khích những người khởi xướng Con Ðường ấy hãy phổ biến tại những giáo xứ nào yêu cầu. Thế là kinh nghiệm truyền giảng Tin Mừng đó dần dần lan rộng trong tổng giáo phận Madrid và các giáo phận khác ở Tây Ban Nha. "Năm 1968, những người khởi xướng Con đường Tân Dự Tòng đến Roma và lập cư tại khu phố Borghetto Latino. Với phép của ÐHY Angelo Dell'Acqua, bấy giờ là Giám quản Roma, Con đường này bắt đầu việc huấn giáo đầu tiên tại Giáo xứ Ðức Mẹ Thánh Thể và các Thánh Tử Ðạo Canada. Từ ngày đó, Con đường Tân Dự Tòng tiếp tục phổ biến trong giáo phận và toàn thế giới, cho tới các xứ truyền giáo. "Con đường Tân Dự Tòng phục vụ các GM và các Cha Sở như một cuộc hành trình tái khám phá bí tích Rửa Tội và giáo dục trường kỳ trong đức tin. Con đường được đề nghị cho các tín hữu muốn khơi dậy trong cuộc sống của họ sự phong phú của tiến trình khai tâm Kitô giáo, bằng cách theo đuổi hành trình hoán cải và huấn giáo. Như Ðức Thánh Cha đã viết, trong tiến trình ấy, có thể có một sự trợ giúp quan trọng "nhờ công trình huấn giáo sau khi đã chịu phép rửa tội, như trong thời kỳ dự tòng, qua việc trình bày lại một số yếu tố trong "Nghi thức khai tâm Kitô giáo dành cho người lớn", nhắm giúp tín hữu đón nhận và sống sự phong phú bao la và đặc biệt cũng như trách nhiệm đối với phép Rửa Tội họ đã lãnh nhân" (Tông huấn 'Người tín hữu giáo dân' n.61). Hành trình của Con đường Tân Dự tòng được sống tại các giáo xứ, trong những cộng đoàn nhỏ gồm những người thuộc lứa tuổi và hoàn cảnh xã hội khác nhau. Con đường này có mục đích tối hậu là dần dần dẫn đưa các tín hữu sống thân mật với Chúa Giêsu Kitô và làm cho họ trở thành những chủ thể tích cực hoạt động trong Giáo Hội và thành những chứng nhân đáng tin cậy của Tin Mừng Chúa Cứu Thể ở mọi nơi. Ngoài ra, Con đường Tân Dự Tòng còn là một phương thế để khai tâm Kitô giáo cho những người lớn chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Con đường này tiến hành theo những đường hướng chứa đựng trong Cẩm Nang Huấn Giáo với tựa đề <I>"Con đường Tân Dự Tòng. Những hướng đi dành cho các nhóm giáo lý viên"<D> (Qui Chế, art. 2,2). Con đường Tân Dự Tòng được đệ trình để xin sự phê chuẩn chung của Bộ giáo lý đức tin, Bộ giáo sĩ, Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích. Nhiều lần và nhiều cách, ÐTC đã ngỏ lời với Con đường Tân Dự Tòng để nhấn mạnh những thành quả phong phú do sự quyết tâm sống theo Tin Mừng và đà truyền giáo đặc biệt mà Con đường này mang lại trong đời sống của các tín hữu giáo dân, trong các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ, và những ơn gọi dồi dào sống đời linh mục và tu sĩ do Con đường này gợi lên, và tỏ ra là "một cuộc hành trình huấn luyện Công Giáo, có giá trị đối với xã hội và thời đại ngày nay" (AAS 82, 1990, 1513-1515) Trong buổi tiếp kiến những người khởi xướng các cộng đoàn Tân Dự Tòng rải rác khắp nơi trên thế giới ngày 24 tháng giêng năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Con đường này, ÐTC đã minh nhiên yêu cầu soạn thảo Qui chế cho cơ chế này, "như một bước tiến rất quan trọng mở đường cho sự chính thức nhìn nhận của Giáo Hội đối với Con đường này về mặt pháp lý, và mang lại cho các động đoàn của anh chị em một bảo đảm hơn nữa về đoàn sủng chân thực của anh chị em" (Oss. Romano, 25-1-2002). Từ lúc đó, những người khởi xướng Con đường Tân Dự Tòng, cùng với Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, đã khởi sự công cuộc soạn thảo một qui chế thích hợp để điều hành việc thực thi và hội nhập Con đường Tân Dự Tòng vào đời sống của Giáo Hội. Ngày 5 tháng 4 năm 2001, trong lá thư gửi tới ÐHY James Stafford, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, ÐTC tái khẳng định nhu cầu vừa nói, đồng thời tái khẳng định thẩm quyền của Hội đồng này trong việc phê chuẩn Qui chế của Con đường Tân Dự Tòng, và ủy thác cho Hội đồng nhiệm vụ quan tâm tháp tùng Con đường này trong tương lai (cf Oss.Rom. 17-18.IV.2001, p.4) Vì thế: - Xét vì nhiều thành quả thiêng liêng do việc thực hành Con đường Tân Dự Tòng mang lại trong hơn 30 năm qua, sau khi được tiếp nhận và đề cao giá trị trong nhiều Giáo Hội địa phương; những thành quả ấy được kể đến trong nhiều thư tiến cử của các HY, Thượng Phụ và GM, gửi về Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân; - Và sau khi cứu xét kỹ lưỡng văn bản của Qui Chế, thành quả của tiến trình cộng tác công phu giữa những người khởi xướng Con đường Tân Dự Tòng và Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, với sự đóng góp của nhiều cơ quan trung ương khác của Tòa Thánh; - Chiếu theo đơn xin ngày 5-4-2002 do Ông Francisco (Kiko) Arguello, Cô Carmen Hernendez và Cha Mario Pezzi, thành viên của Ban lãnh đạo quốc tế Con đường Tân Dự Tòng, thỉnh cầu Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân phê chuẩn Qui chế của Con đường Tân Dự Tòng; - Chiếu theo điều số 131 và 133, triệt 1 và 2 của Tông Hiến Pastor Bonus về các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Hội Ðồng Tòa Thánh về giáo dân BAN SẮC LỆNH phê chuẩn "Qui chế Con đường Tân Dự Tòng" để thí nghiệm trong thời gian 5 năm. Bản qui chế này đã được Hội đồng Tòa Thánh chứng thực phải phép và lưu giữ một bản trong Văn khố của Hội đồng. Với niềm tín thác rằng các qui luật trong qui chế này là những đường hướng vững chắc hướng dẫn đời sống của Con đường Tân Dự Tòng và là một sự hỗ trợ quan trọng cho các vị mục tử trong sự tham tùng hiền phụ và giám sát đối với các cộng đồng Tân Dự Tòng. Làm tại Vatican ngày 29 tháng 6 năm 2002, lễ trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ Bổn mạng thành Roma. Ký tên TRANG ÐỨC
|
||